VAR là gì – Tại sao VAR lại từ chối bàn thắng bóng đá

VAR là gì? - Trọng tài sử dụng VAR đánh giá lại các tình huống nhạy cảm trên sân

Bóng đá là môn thể thao vua trong tất cả các loại thể thao, chính vì thế mà sự quan tâm của giới mộ điệu dành cho bộ môn này rất nhiều. Trong những trận cầu đỉnh cao VAR là cụm từ được mọi người nhắc đến khá nhiều. Vậy chính xác VAR gì gì? và cách nó hỗ trợ trong các trận bóng đá như thế nào? Hãy cùng bongda24 tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết này.

VAR là gì? Lý do VAR lại liên tiếp từ chối bàn thắng trong bóng đá?

Công nghệ VAR là công nghệ hiện đại như thế nào. Mà hiện tại hầu hết những giải đấu bóng đá lớn nhỏ đều sử dụng công nghệ này. Cùng tìm hiểu xem nhé

VAR là gì?

VAR là gì? VAR (Video Assistant Referee) là công nghệ hỗ trợ trọng tài được chính thức sử dụng lần đầu tiên ở giải đấu cấp quốc tế trong FIFA Confederations Cup – Cúp Liên đoàn các châu lục. Và sau đó là giải Bundesliga (Đức) và Serie A (Ý) trước khi được chính thức ra mắt vào World Cup 2018. 

Đây là công nghệ video giúp các trọng tài có thể đưa ra quyết định chính xác nhất nhờ có những pha quay chậm phân tích được đường bóng ở nhiều góc độ. Có thể nói sự ra đời của công nghệ này là một cuộc cách mạng thật sự trong thế giới bóng đá. 

VAR là gì?
VAR là gì?

Hệ thống hoạt động của VAR diễn ra như thế nào?

Tại kỳ World Cup 2018, FIFA đã cho lắp đặt riêng tổng cộng 33 camera trên mỗi sân vận động đăng cai. Trong đó gồm 8 loại camera quay siêu chậm và 4 chiếc camera khác thuộc dạng quay siêu siêu chậm.

Khi tới vòng knock-out, FIFA sẽ cho lắp thêm 2 camera quay siêu siêu chậm nữa tại phía sau cầu môn của mỗi đội. Ngoài ra, trong hệ thống này còn có 2 camera được giao nhiệm vụ là chuyên theo dõi những tình huống việt vị. 

Nhờ vậy mà tất cả những tình huống diễn ra trên sân sẽ được các camera ghi hình và truyền trực tiếp đến văn phòng nằm ngoài ngay bên cạnh sân vận động. Đó được gọi là VOM (The Video Operation Room) – nơi có 13 trợ lý video hay còn được gọi là trọng tài phụ, họ chờ sẵn để phân tích các dữ liệu được gửi về. Tuy nhiên, trong số 13 vị trợ lý này sẽ có 1 vị được chọn cho từng trận đấu, theo đó sẽ có thêm 3 trợ lý trọng tài video khác (AVAR1, AVAR2 và AVAR3) tham gia hoạt động cùng. 

VAR là gì? Hệ thống hoạt động của VAR 
VAR là gì? Hệ thống hoạt động của VAR

Các trọng tài phụ này sẽ tập trung quan sát những tình huống quay chậm. Để báo cáo về cho trọng tài chính khi VAR báo có lỗi vi phạm. Hoặc cho trọng tài chính ý kiến nếu họ cần tham khảo trong các tình huống nhạy cảm trên sân. Sau khi tham vấn, trọng tài chính sẽ là người đưa ra phán quyết cuối cùng.

VAR là gì? Có bị giới hạn số lần sử dụng trong mỗi trận đấu?

Trận đấu chỉ được tiếp tục trong trường hợp VAR không phát hiện ra sai sót. Hoặc các tình huống gây tranh cãi như quả đá phạt, ném biên,…và trọng tài chính chưa cất tiếng còi. Và hầu như công nghệ này không bị giới hạn sử dụng. 

Trong tình huống ghi bàn nhưng đội tấn công phạm lỗi trong trường hợp đó. Thì trọng tài vẫn có thể phạt nguội cầu thủ sau khi tham khảo VAR dù tình huống đã trôi qua.

Xem bóng đá trực tiếp tại đây

Khi nào trọng tài sử dụng VAR?

Trong một số tình huống nhất định của trận đấu thì công nghệ VAR mới được can thiệp. Các tình huống này chẳng hạn như quả đá phạt 11m, thẻ đỏ trực tiếp, bàn thắng và xác định lỗi.

  • Penalty: Nơi VAR hay được sử dụng nhất chính là khu vực trong vòng cấm. Sau khi tham khảo VAR, quyết định thổi phạt của trọng tài có thể được duy trì hay hủy bỏ.
  • Thẻ đỏ trực tiếp: sử dụng VAR để ngăn chặn những hành vi bạo lực trong trận đấu. Nhưng nó chỉ áp dụng đối với tình huống thẻ đỏ trực tiếp chứ không áp dụng với thẻ vàng thứ 2.
 Trọng tài sử dụng VAR đánh giá lại các tình huống nhạy cảm trên sân
Trọng tài sử dụng VAR đánh giá lại các tình huống nhạy cảm trên sân
  • Bàn thắng: khi có khiếu nại của đội tham gia về bàn thắng như việt vị, kéo áo. Hay các lỗi khác trong quá trình ghi bàn thì dùng VAR để phát hiện ra. Có trường hợp chỉ việt vị vài cm, cầu thủ cũng không được công nhận bàn thắng.
  • Nhận diện sai lầm: thực tế khi trận đấu diễn ra có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng. Nên các trọng tài cũng không tránh khỏi mắc phải không ít sai lầm. Vì thế, nhờ có VAR mà sai lầm của các trọng tài có thể được sửa chữa kịp thời.

Trong thực tế VAR hoạt động như thế nào?

Khi có tình huống cần có sự can thiệp của công nghệ này, trọng tài chính trên sân sẽ nhận được tín hiệu qua chiếc tai nghe từ các trọng tài video. Sau đó, trọng tài sẽ ra hiệu tạm dừng trận đấu. Và cho biết rằng một quyết định đang được xem xét. Nếu tình huống đó không có lỗi sau khi đã nhận định thì trọng tài sẽ cho phép trận đấu tiếp tục diễn ra.

Đối với trường hợp sử dụng VAR, khi đó trọng tài chính sẽ ra hiệu cho hai đội bằng cách vẽ một hình chữ nhật. Và sau khi đã đánh giá lại tình huống được gửi từ các trọng tài video, trọng tài chính sẽ là người ra quyết định cuối cùng.

VAR là gì? Tại sao vào kỳ World Cup 2018 FIFA lại chọn sử dụng VAR?

Những cơ quan quyền lực nhất thế giới về lĩnh vực bóng đá muốn cải thiện và nâng cao độ chính xác của các quyết định trên sân. Chủ tịch của FIFA ông Infantino đã từng chia sẻ rằng: “Tôi sẽ nói với các fan hâm mộ bóng đá rằng công nghệ VAR sẽ đem tới những tác động tích cực.” 

Cũng theo người đứng đầu FIFA cho hay, công nghệ này đã được sử dụng tại khoảng 1000 trận đấu với độ chính xác từ 93-99%.

Tại sao vào kỳ World Cup 2018 FIFA lại chọn sử dụng VAR?
Tại sao vào kỳ World Cup 2018 FIFA lại chọn sử dụng VAR?

Một số quan điểm trái chiều về công nghệ VAR

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội như thế cũng tồn tại một số ý kiến trái chiều. Bởi lẽ, bóng đá – môn thể thao vua của thế giới là cuộc chơi của cảm xúc, của những khoảnh khắc vỡ òa. 

Một số người cho rằng VAR đã giết chết cảm xúc tột đỉnh thăng hoa và cả những sự phẫn nộ, những cuộc tranh cãi vốn là một phần thú vị của môn thể thao này. 

Với sự can thiệp của VAR, các cổ động viên sẽ trải qua những cảm xúc hồi hộp. Chờ khi trọng tài chạm tay vào chiếc tai nghe để xem VAR quyết định thế nào. Với bàn thắng rõ ràng đã vào lưới kia thay vì nhảy cẫng lên reo hò ngày lập tức. 

Tạm bỏ qua câu chuyện về cảm xúc, phải thừa nhận rằng VAR không sai nhưng cách người ta phụ thuộc vào vào nó lại gây nên tranh cãi. Các trọng tài dần trở nên thiếu tự tin hơn với các quyết định. 

Họ xin hỗ trợ từ VAR nhiều đến mức khiến trận đấu bị gián đoạn, cắt vụn và mất cảm hứng. Họ cũng gián tiếp quên mất vai trò của mình mà giao quyền quyết định trận đấu cho VAR.

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà bongda24 đã cung cấp. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về công nghệ VAR là gì. Hãy theo dõi chúng tôi để xem thêm nhiều bài viết hữu ích khác nữa nhé.