Việt vị và Bẫy việt vị trong bóng đá

Việt vị là gì?

Nhiều người hâm mộ bóng đá khi xem các trận cầu thường thấy các bình luận viên bình luận cầu thủ bị trọng tài bắt lỗi việt vị, vậy chính xác lỗi này là gì, các điều luật liên quan là như thế nào? Hãy cùng Bongda24 tìm hiểu ở phần sau nhé!

Việt vị và Bẫy việt vị trong bóng đá
Việt vị và Bẫy việt vị trong bóng đá

Xem thêm :

Việt vị là gì?

Trong 17 điều luật bóng đá được FIFA ban hành và quản lý, thì ở Điều XI có các quy định về việt vị.

Luật này áp dụng để bắt lỗi các cầu thủ cố tình chờ bóng ở phần sân đối phương khi mà khoảng cách giữa cầu thủ này với cầu môn chỉ có thủ môn hoặc người hậu vệ cuối cùng của đối phương.

Tác dụng của điều luật này chính là hạn chế lối chơi bóng một chiều, tức là việc các đội bóng chỉ chủ động chờ bóng từ dưới phát lên các vị trí trống trước khung thành của thủ môn để ghi bàn mà không tổ chức các pha bật nhả hoặc phối hợp trước đó.

Việt vị là gì?
Việt vị là gì?

Khi áp dụng luật này, các đội bóng phải bố trí sơ đồ phù hợp, các cầu thủ cắm ở sân đối phương thường phải lui về theo mức dâng của đội bạn để đảm bảo không bị lỗi này nếu có bóng trở lại.

Luật việt vị giúp các đội bóng chơi một cách đa dạng và yêu cầu các tiền đạo cắm phải có những độ “quái” nhất định để thoát khỏi bẫy do đối thủ tạo ra.

Các pha bắt việt vị tương đối nhạy cảm vì lỗi này thường diễn ra trước hoặc trong vòng cấm địa 16m50. Nhiều trường hợp lỗi được trọng tài xác định sau khi bóng đã vào lưới, gây ra nhiều tranh cãi giữa 2 đội, đặc biệt là ở những trận đấu có tính chất quyết định như là chung kết hoặc các trận đấu quyết định vé đi tiếp vào vòng sau của giải đấu.

Tất nhiên, quyết định của trọng tài là quyết định cuối cùng của tất các các diễn biến trên sân cỏ và 2 đội bóng phải chấp nhận.

Những pha bóng bị xác định lỗi việt vị

Trọng tài của trận đấu sẽ xác định một cầu thủ dính lỗi việt khi cầu thủ đó rơi vào tình huống hội đủ 4 yếu tố sau:

  • Cầu thủ đó đang đứng trong nửa sân của đội bạn.
  • Trong khoảng cách giữa cầu thủ đó với đường biên ngang của phần sân đối thủ, đội bạn có ít hơn 2 cầu thủ. Trong trường hợp này thủ môn cũng được tính là 1 cầu thủ.
  • Cầu thủ bị thổi phạt có liên quan đến đường bóng đó như là nhận bóng, di chuyển để nhận bóng hoặc bất cứ bộ phận nào trên cơ thể cầu thủ chạm vào bóng.
  • Cầu thủ bị thổi phạt đứng sau quả bóng theo hướng dưới khung thành của đối thủ đi lên.
Những pha bóng bị xác định lỗi việt vị
Những pha bóng bị xác định lỗi việt vị

Như vậy, nếu cầu thủ đó rơi vào 3 trường hợp đầu tiên nhưng cầu thủ này không di chuyển và không tham gia vào đường bóng thì sẽ không bị thổi phạt.

Ngoài ra, nếu cầu thủ rơi vào 3 trường hợp đầu tiên nhưng là trong các tình huống cố định như phạt góc, ném biên, phát bóng thì cũng sẽ không bị thổi phạt việt vị.

Nếu 1 bên bị xác định bị thổi phạt thì bên còn lại sẽ được hưởng quả phạt gián tiếp tại vị trí xảy ra lỗi. Các tình huống sau khi lỗi được phát hiện như ghi bàn thắng hoặc nguyên nhân phạt góc ném biên sẽ bị hủy.

Bẫy việt vị và cách hóa giải

Tận dụng luật việt vị trong bóng đá này, nhiều đội bóng thường cố tình tạo ra bẫy bằng cách cầu thủ hậu vệ cuối cùng dâng lên phía trên tiền đạo đối phương (hướng tính từ cầu môn đội nhà đi lên) để đưa tiền đạo đối phương vào thế việt vị.

Khi cầu thủ cuối cùng dâng lên thì khoảng cách giữa cầu thủ đội bạn và đường biên ngang của đội mình sẽ chỉ còn thủ môn. Nhưng đây mới chỉ là một điều kiện cần nhưng chưa đủ để trọng tài thổi phạt.

Bẫy việt vị và cách hóa giải
Bẫy việt vị và cách hóa giải

Điều kiện đủ còn lại là cầu thủ của đối bạn phải tham gia vào đường bóng đó. Nhiều tiền đạo khi bị đưa vào bẫy này lập tức chủ động đứng yên không di chuyển, không tham gia bóng và chờ cho hậu vệ của đối phương chạy về phía trước mình (tính từ hướng cầu môn đội khách đi lên) rồi mới tham gia tranh chấp bóng.

Việc này chỉ xảy ra trong một thời gian rất nhanh, nếu hậu vệ đội tạo bẫy không tỉnh táo thì tình huống này được xem là con dao hai lưỡi. Thay vì khiến đội bạn phạm lỗi thì lại tạo một cơ hội ghi bàn cho đội bạn.

Các cầu thủ thường áp dụng 2 cách để phá bẫy đó là: Quan sát đường phát bóng của đồng đội và di chuyển thật nhanh để không nằm trong phạm vi bị thổi phạt. Cách thứ 2 là khi quan sát thấy đã ở vào tình thế việt vị thì không tham gia tranh chấp bóng và ra hiệu cho đồng đội để tiếp nhận đường bóng đó.

Bongda24 vừa cùng các bạn tìm hiểu về việt vị trong bóng đá. Hy vọng từ nay các bạn sẽ không còn thắc mắc khi trọng tài thổi còi phạt đội bóng mà bạn đang cổ vũ. Cùng đón xem những bài viết về bóng đá bổ ích tiếp theo nhé!