Sân vận động Thống Nhất: SVĐ tổ chức các trận đấu lớn

Sân vận động Thống Nhất: SVĐ tổ chức các trận đấu lớn

Sân vận động Thống Nhất được xây dựng từ thời Pháp thuộc, trải qua gần một thế kỷ, sân đã chứng kiến nhiều thay đổi trong lịch sử thể thao nói chung và bóng đá nước nhà nói riêng. Hãy cùng Bongda24 tìm hiểu các thông tin về sân Thống Nhất qua bài viết sau nhé!

Sân vận động Thống Nhất: SVĐ tổ chức các trận đấu lớn
Sân vận động Thống Nhất: SVĐ tổ chức các trận đấu lớn

Xem thêm :

Những thông tin chung về sân Thống Nhất

Sân vận động Thống Nhất tọa lạc ở số 138 Đào Duy Từ, phường 6, Quận 10, TP Hồ Chí Minh. Đây là một sân vận động đa năng, nhưng hiện nay các hoạt động thường xuyên diễn ra là các trận đấu bóng đá. Thành phố Hồ Chí Minh và Sài Gòn là những đội thường đăng ký sân vận động này để đá sân nhà.

Sân vận động Thống Nhất luôn là trung tâm tổ chức các hoạt động thể thao của địa phương Thành phố Hồ Chí Minh, các sự kiện thể thao quốc gia và 1 số giải đấu quốc tế.

Những thông tin chung về sân Thống Nhất
Những thông tin chung về sân Thống Nhất

Các sự kiện tiêu biểu là: Giải vô địch bóng đá trẻ châu Á 1964; Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 1998; Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003 (môn bóng đá nam)

Cúp bóng đá nữ châu Á 2008; 2014; 3 lần tổ chức giải vô địch bóng đá U19 Đông Nam Á vào 2009, và năm 2010; 2012; Giải vô địch bóng đá U19 Đông Nam Á 2010; 3 lần tổ chức giải vô địch bóng đá nữ U19 châu Á 2011; 2012 và 2015; Giải vô địch điền kinh trẻ châu Á 2016; Giải vô địch bóng đá U18 Đông Nam Á 2019; AFC Champions League 2022 (vòng bảng) và Cúp AFC 2022 (vòng bảng, bán kết khu vực Đông Nam Á)

Lịch sử hình thành và thay đổi của sân Thống Nhất

Với tuổi đời gần một thế kỷ, sân Thống Nhất đã trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử nước nhà, bắt đầu từ thời Pháp thuộc.

Tên gọi và kiến trúc của sân lúc ban đầu

Sân vận động Thống Nhất được bắt đầu xây dựng từ năm 1929 và hoàn thành, đi vào sử dụng năm 1931. Khi mới hoàn thành, sân được đặt tên là Sân vận động Renault. Sân lấy theo tên của ông Philippe Oreste Renault, Chủ tịch Ủy hội Thành phố Chợ Lớn kiêm Chủ tỉnh Chợ Lớn khi đó.

Trong ngày khai trương sân, đã có trận đấu giữa Cảnh sát Chợ Lớn và Ngôi sao Gia Định, trận đấu kết thúc khi chiến thắng thuộc về Cảnh sát Chợ Lớn.

Tên gọi và kiến trúc của sân lúc ban đầu
Tên gọi và kiến trúc của sân lúc ban đầu

Do được người Pháp đầu tư xây dựng nên Sân vận động Thống Nhất có mái che được đúc bằng bê tông cốt thép, theo kiến trúc các sân vận động của Pháp hồi đó. Sân không có khán đài phụ mà chỉ có có hơn 20 bậc ngồi và có các hàng ghế xếp riêng trong một khu vực đẹp dành cho các quan chức.

Với quy mô lớn và tọa lạc tại thành phố Sài Gòn sầm uất, Thống Nhất được ghi nhận là công trình thể thao lớn nhất Đông Dương lúc bấy giờ.

Quá trình cải tạo và đổi tên

Sau gần 20 năm sử dụng, Sân vận động Thống Nhất được cải tạo vào năm 1959 và hoàn thành năm 1960. Lần cải tạo này, sân Thống Nhất được nâng cấp lớn để đạt tiêu chuẩn quốc tế lúc đó.

Quá trình cải tạo nâng sức chứa của sân lên đến 16.000 người. Khán đài được xây dựng thêm và trang bị ánh sáng đầy đủ, hiện đại. Khi hoàn thành cải tạo cũng có một trận đấu khai trương giữa 2 đội Tổng cục Quan thuế và cục Cảnh sát Quốc gia. Sau khi cải tạo xong, sân cũng được đổi tên thành Sân vận động Cộng Hòa.

Quá trình cải tạo và đổi tên
Quá trình cải tạo và đổi tên

Sân được tiếp tục cải tạo vào Năm 1967 để phục vụ cho nhiều giải đấu thời đó. Từ 1955-1975 sân đón tiếp nhiều đội bóng đá lớn và tổ chức nhiều sự kiện thể thao quan trọng.

Có thể kể đến là: Vòng loại môn bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 1964; Trận đấu bóng đá nữ đầu tiên giữa đội Nam Phương và Nhị Trưng  năm 1974 (Nam Phương giành chiến thắng với tỷ số 3–0);…

Sân vận động Thống Nhất cũng chứng kiến các trận đấu mang tính chất lịch sử từ năm 1975 trở đi như: Trận đá bóng giữa đội Hải Quan và đội Ngân hàng với sự có mặt của đồng chí Nguyễn Hữu Thọ – Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. Sau trận đấu này, sân có tên gọi mới là sân vận động Thống Nhất, tên gọi này được sử dụng cho đến ngày nay.

Năm 2002, sân vận động Thống Nhất một lần nữa được cải tạo để chuẩn bị cho giải đấu tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003. Năm 2018 cũng có tiếp một đợt cải tạo, lần này mặt sân đã được cải tạo lại và khán đài được lắp thêm hơn 6.700 ghế ngồi. Đến năm 2019 Sân vận động Thống Nhất tiếp tục được cải tạo, lần này là thay thế hệ thống ghế ở khán đài A.

Sức chứa hiện tại của sân Thống nhất ở vào mức 15.000 người. Với sự phát triển của bóng đá Việt Nam thời gian qua, sân vận động Thống Nhất ngày càng có vai trò quan trọng và được người hâm mộ bóng đá trong nước và quốc tế biết tới.

Trên đây là bài tổng hợp thông tin về Sân vận động Thống Nhất của Bongda24. Bongda24 là trang tổng hợp, phân tích và bình luận các thông tin sự kiện liên quan đến bóng đá trong nước và quốc tế được người hâm mộ quan tâm nhất hiện nay.