Sân vận động Hàng Đẫy, SVĐ Lạch Tray hay sân Thống Nhất là những sân vận động hay tổ chức các giải bóng đá quan trọng. Thường xuyên và đều đặn nhất là giải bóng đá vô địch quốc gia các cấp độ. Mời các bạn cùng tìm hiểu về sân vận động Hàng Đẫy qua bài viết của Bongda24 dưới đây.
Xem thêm :
- Sân vận động quốc gia Mỹ Đình và sự cố xuống cấp năm 2022
- Sân vận động Thống Nhất: SVĐ tổ chức các trận đấu lớn
- Sân Lạch Tray được coi là một trong các “chảo lửa” lớn nhất VN
Thông tin chung về sân vận động Hàng Đẫy
Sân vận động Hàng Đẫy nằm tại số 9 đường Trịnh Hoài Đức, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội. Sân do UBND thành phố Hà Nội giao cho Tập đoàn T&T quản lý và điều hành. Sức chứa của sân lên đến khoảng 22.500 chỗ ngồi. Sân là nơi diễn ra nhiều hoạt động thể thao trong nước và các trận thi đấu bóng đá của tuyển quốc gia Việt Nam trước khi sân Mỹ Đình đi vào sử dụng.
Trước đây, trong giai đoạn 2000 – 2006, sân được gọi là sân vận động Hà Nội. Hiện cả ba câu lạc bộ là Hà Nội, Viettel và Công an Hà Nội đều đăng ký sân vận động Hàng Đẫy là sân nhà khi thi đấu tại V.League 1, giải đấu lớn nhất cấp CLB của bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.
Sân vận động Hàng Đẫy và quá trình hình thành, phát triển
Sân Hàng Đẫy được xây dựng để phục vụ cho Trường thể dục Hà Nội trước đây. Từ năm 1936 đến 1938, sân có tên là SEPTO. Quy mô sân lúc này chỉ có 400 ghế ngồi bằng gỗ và hàng rào bao quanh với diện tích gần 20m², Không đầy đủ các cơ sở vật chất hậu cần như hiện nay.
Năm 1954, sân Hàng Đẫy được xây dựng cho phong trào phát triển văn hóa thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe cho người dân thời đó. Sân được khởi công xây lại vào ngày 16 tháng 2 năm 1957 cho đến ngày 24 tháng 8 năm 1958 thì hoàn thành.
Sau khi hoàn thành, sân vận động Hàng Đẫy có diện tích 21.844m², sân có 14 cửa nhỏ và 3 cửa lớn, xung quanh sân bóng đá là đường chạy điền kinh. Sức chứa của sân tăng lên mức 2,5 vạn người.
Năm 1998, sân có đợt cải tạo lớn với với việc lắp đặt hệ thống chiếu sáng mới, thay cỏ mặt sân; lắp các bảng hiệu đồng hồ điện tử, nâng sức chứa lên 3 vạn chỗ ngồi. Đến năm 2000, để chuẩn bị cho SEA Games 22, khu vực xung quanh sân cũng được chỉnh trang và nâng cấp lại. Giai đoạn sau đó từ 2010 -2015 là giai đoạn sân ít sử dụng và xuống cấp nghiêm trọng.
Đến năm 2017, công trình nhận được 10 tỷ đồng để cải tạo lại sân. Sau khi về dưới sự quản lý của tập đoàn T&T, sân được quy hoạch vào dự án xây dựng mới hoàn toàn với chi phí dự kiến lên đến 250 triệu Euro (khoảng hơn 7 ngàn tỷ đồng) do tập đoàn T&T làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, đến hiện tại, việc sân Hàng Đẫy xây mới vẫn chưa triển khai được.
Sân vận động Hàng Đẫy – Công trình tầm cỡ lịch sử
Việc xây dựng sân Hàng Đẫy vào năm 1957 là một trong những dự án mang tính biểu tượng rất lớn thời đó. Công trình gắn với sự khôi phục và phát triển của thủ đô Hà Nội, từng người dân thủ đô đã đóng góp phần công lao của mình để xây dựng nên sân vận động Hàng Đẫy.
Thống kê cho thấy có 101.304 ngày công của người dân thủ đô tham gia quá trình xây dựng, toàn bộ việc cấy thảm cỏ trên sân do các em thiếu nhi thủ đô đảm trách. Khán đài lòng chảo của sân có 20 bậc ngồi, có thể chứa tới 25.000 chỗ ngồi.
Sau khi hoàn thành, sân là trung tâm thể thao miền Bắc nói chung và thể thao Hà Nội nói riêng. Sân nằm giữa trung tâm thủ đô, là nhân chứng lịch sử cho nhiều sự kiện quan trọng của nước nhà.
Tháng 3/1946, Bác Hồ đã dự buổi khai mạc khóa học đầu tiên của Trường Thể dục Hồ Chí Minh. Bác cũng đã từng dự trận khai mạc trận bóng đá đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở sân này. Năm 1958, Bác Hồ cùng dự lễ khánh thành sân vận động Hàng Đẫy. Năm 1975, sân được chọn làm nơi tổ chức lễ mitting để mừng chiến thắng 30/4/1975 của dân tộc.
Các sự kiện thể thao quan trọng theo chiều dài lịch sử nước ta như các kỳ đại hội TDTT Thủ đô, các kỳ đại hội TDTT toàn quốc; Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc; các kỳ đại hội khoẻ “Vì an ninh Tổ quốc” Bộ Công an và Đại hội TDTT toàn quân Bộ Quốc phòng,…
Sân vận động Hàng Đẫy còn là nơi nuôi dưỡng tình yêu bóng đá của các em bé Hà Nội lúc bấy giờ. Nơi đã ăn sâu vào tiềm thức, là tuổi thơ của nhiều người dân Hà Nội. Vì thế, Hàng Đẫy không chỉ là một địa chỉ thi đấu thể dục thể thao thông thường mà còn là một công trình ý nghĩa và có vai trò trong chiều dài lịch sử của Hà Nội nói riêng và nước nhà nói chung.
Trên đây là bài viết về sân vận động Hàng Đẫy trong chuỗi bài viết về các sân vận động tại Việt Nam do Bongda24 tổng hợp. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật bài viết trong các kỳ tới, mời các bạn cùng đón đọc.