Mỗi đội bóng đá có bao nhiêu cầu thủ đá chính

Tiền đạo cắm tạo ra cơ hội ghi bàn vào lưới của đối phương

Trong mỗi trận đấu đấu bóng đá thường có sự xuất hiện của nhiều cầu thủ. Tuy nhiên không phải cũng biết rõ mỗi đội bóng đá có bao nhiêu cầu thủ cũng như vai trò của từng vị. Vậy hãy cùng bongda24 tìm hiểu chi tiết về đội hình bóng đá của một đội bao gồm những ai trong bài viết dưới đây nhé.

Trong mỗi đội bóng đá có bao nhiêu cầu thủ đá chính thức? 

Một trận bóng đá diễn ra sẽ có sự tham gia của 2 đội bóng, mỗi đội sẽ được quy định số lượng cầu thủ đá chính và dự bị. Tối đa mỗi đội sẽ có 11 đá chính ở trên sân, các cầu thủ dự bị sẽ ngồi ở ngoài và được thay vào khi đồng đội có vấn đề không thể tiếp tục thi đấu. 

Không phải người xem nào cũng biết mỗi đội bóng đá có bao nhiêu cầu thủ 
Không phải người xem nào cũng biết mỗi đội bóng đá có bao nhiêu cầu thủ

Theo quy định của FIFA trước đây chỉ được thay đổi tối đa 3 cầu thủ trong một trận đấu. Tuy nhiên luật đã được thay đổi mỗi đội bóng có 5 quyền thay đổi người trong 90 phút. Nếu ở hiệp chính các đội chưa sử dụng hết quyền thay đổi người thì có thể sử dụng ở hiệp phụ. 

Những cầu thủ đá chính nếu phạm lỗi bị nhận thẻ đỏ hoặc 2 thẻ vàng sẽ bị tước quyền thi đấu. Dù có cầu thủ dự bị cũng sẽ không được vào sân và đội bóng đó sẽ bị thiếu 1 người. Đội nào có ít hơn 7 cầu thủ trên sân sẽ bị xử thua cuộc. Tóm lại, mỗi đội bóng đá có bao nhiêu cầu thủ đá chính? Câu trả lời đó chính là tối thiểu 7 người và tối đa là 11 người đá chính. 

Vai trò của từng vị trí trong đội bóng là gì? 

Chắc hẳn thông tin trên đã giúp bạn trả lời được vấn đề mỗi đội bóng đá có bao nhiêu cầu thủ đá chính. Theo luật quy định của FIFA chỉ rõ trong 11 cầu thủ đá chính phải bắt buộc có 1 thủ môn. Mỗi vị trí trong đội bóng được phân chia cụ thể với vai trò như sau: 

Thủ môn làm nhiệm vụ gì? 

Nhiệm vụ chính của thủ môn là bảo vệ khung thành, tránh cho đối thủ đưa bóng vào lưới. Đây là cầu thủ duy nhất trên sân có thể chơi bóng bằng tay ở khu vực 16m50 (vòng cấm địa) của đội mình. 

Vị trí thủ môn phải luôn có mặt trên sân trong suốt trận đấu. Trong trường hợp thủ môn rời sân và không có người thay thế hoặc hết quyền thay thế thì cầu thủ khác phải có trách nhiệm giữ khung thành. 

Thủ môn có nhiệm vụ quan trọng giúp giữ sạch lưới cho đội nhà
Thủ môn có nhiệm vụ quan trọng giúp giữ sạch lưới cho đội nhà

Vị trí thủ môn phải mặc áo khác màu so với những cầu thủ khác của cả 2 đội và cả trọng tài. Chú ý thủ môn không được dùng tay khi nhận bóng từ đồng đội. Link xem trực tiếp bóng đá cập nhật các trận đấu nhanh chóng. 

Người chơi vị trí hậu vệ có nhiệm vụ gì?

Hậu vệ là người chơi ở vị trí ngoài khung thành, nhiệm vụ chính là ngăn để cầu thủ đội bạn đối mặt với thủ môn. Vị trí hậu vệ được chia thành 4 loại cụ thể như sau: 

  • Hậu vệ quét: Đây là vị trí chơi sâu nhất của hàng phòng thủ, nhiệm vụ chính của hậu vệ quét chính là sửa lỗi cho hậu vệ và quét bóng lên. 
  • Trung vệ: Là vị trí nằm giữa chính giữa trước khung thành có nhiệm vụ ngăn cầu thủ đối phương ghi bàn và đưa bóng ra khỏi vùng cấm. 
  • Hậu vệ cánh: Bao gồm hậu vệ cánh phải và hậu vệ cánh trái chơi bên cạnh trung vệ. Nhiệm vụ chính đó là bảo vệ khung thành thoát khỏi các pha tấn công nguy hiểm của đối phương ở phạm vị rộng. 
  • Hậu vệ cánh tấn công: Với vị trí này cần linh hoạt trong việc xông lên tấn công cũng như nhanh chóng về phòng thủ. 
Trung vệ có nhiệm vụ ngăn cầu thủ đối phương đưa bóng vào trong khung thành
Trung vệ có nhiệm vụ ngăn cầu thủ đối phương đưa bóng vào trong khung thành

Vị trí tiền vệ có vai trò gì? 

Các tiền vệ sẽ chơi ở vị trí tuyến giữa sân. Đây là vị trí kết nối giữa hậu vệ và các cầu thủ tấn công. Nhiệm vụ chính của vị trí tiền vệ là sở hữu được bóng, lấy bóng từ hậu vệ và chuyền cho các cầu thủ tấn công. 

Ngoài ra, vị trí này còn phải cướp bóng và phá vỡ lối chơi của cầu thủ đối phương. Vị trí tiền vệ được chia nhỏ thành từng loại như sau: 

  • Tiền vệ trung tâm: Đây là vị trí phải di chuyển nhiều nhất, có vai trò quan trọng trong những cuộc tấn công. Đồng thwofi đây là tuyến phòng thủ quan trọng khi bị đối phương tấn công liên tục. 
  • Tiền vệ phòng ngự: Tương tự như nhiệm vụ của tiền vệ trung tâm, tuy nhiên vai trò phòng ngự được ưu tiên hơn hẳn. 
  • Tiền vệ tấn công: Giúp kết nối giữa tiền vệ trung tâm và các cầu thủ tấn công
  • Tiền vệ cánh: Bao gồm tiền vệ cánh trái và tiền vệ cánh phải có nhiệm vụ dốc bóng nhanh chóng xuống khu vực 16m50 của đối phương từ 2 bên. Ngoài ra, vị trí này cũng có thể nhanh chóng lui về để củng cố hàng phòng ngự. 

Vị trí tiền đạo có nhiệm vụ gì? 

Tiền đạo cắm tạo ra cơ hội ghi bàn vào lưới của đối phương
Tiền đạo cắm tạo ra cơ hội ghi bàn vào lưới của đối phương

Tiền đạo là người chơi gần khung thành đối phương nhất, vì vậy sẽ có nhiệm vụ tạo ra cơ hội ghi bàn cho đội nhà. Cầu thủ tiền đạo thường chia làm các vị trí cụ thể gồm: 

  • Tiền đạo trung tâm: Thường được gọi với các tên khác như tiền đạo trung phong hoặc tiền đạo cắm. Nhiệm vụ chính của vị trí này chính là sử dụng thể lực khỏe mạnh để giành bóng tạo cơ hội ghi bàn thắng bằng đầu hoặc chân. 
  • Tiền đạo hộ công: Nhiệm vụ của vị trí này chính là tận dụng không gian hở trong hàng phòng ngự của đối phương để tạo cơ hội cho tiền đạo trung tâm hoặc bản thân ghi bàn. 
  • Tiền đạo cánh: Có nhiệm vụ tương tự tiền vệ cánh nhưng họ thiên về tấn công nhiều hơn phòng thủ 

Trên đây là những thông tin bổ ích giúp bạn đọc giải đáp được vấn đề mỗi đội bóng đá có bao nhiêu cầu thủ  đá chính cũng như vai trò của từng vị trí. Dù được phân chia nhiều vị trí khác nhau nhưng các cầu thủ vẫn có thể linh hoạt đổi vị trí theo chiến lược riêng của huấn luyện viên.