Sân Thiên Trường- “chảo lửa” của thành phố Nam Định

Sân vận động Thiên Trường nằm ở tỉnh nào? 

Trước đây, sân Thiên Trường đã từng có tên gọi là sân vận động Chùa Cuối. Và mỗi khi có những trận đấu diễn ra tại đây, khán giả thường đến rất đông để xem và cỗ vũ. Hãy cùng theo dõi bài viết tin tức sau của Bongda24 để biết thêm nhiều thông tin hơn về sân vận động này nhé!

Sân Thiên Trường- “chảo lửa” của thành phố Nam Định
Sân Thiên Trường- “chảo lửa” của thành phố Nam Định

Xem thêm :

Những thông tin cụ thể về sân Thiên Trường 

Sân Thiên Trường thường xuyên được nhiều người yêu mến thể thao biết đến. Sân đã diễn ra nhiều trận đấu bóng đá quan trọng của các mùa giải vô địch quốc gia cũng như một số kỳ đại hội thể thao của khu vực.

Sân vận động Thiên Trường nằm ở tỉnh nào? 

Sân vận động Thiên Trường nằm ở trung tâm của thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, Việt Nam. Sân Thiên Trường có sức chứa khoảng 30000 chỗ ngồi, những lúc kín sân con số có thể đạt tới 35000 người.

Đây chính là sân nhà của CLB bóng đá Thép Xanh Nam Định, là một câu lạc bộ bóng đá có thứ hạng cao trong giải đấu vô địch bóng đá Việt Nam.

Sân vận động Thiên Trường nằm ở tỉnh nào? 
Sân vận động Thiên Trường nằm ở tỉnh nào?

Như đã đề cập trước đó, sân này trước đây từng có tên gọi là sân vận động Chùa Cuối, sân được xây dựng từ những năm 60-70 của thế kỷ 20. Vào ngày 30 tháng 8 năm 2003, sân vận động chính thức đổi tên thành sân Thiên Trường, mở đầu với trận khai sân giữa CLB bóng đá Nam Định và U23 Thần Hoa Thượng Hải của Trung Quốc. Lần lượt các đội tuyển bóng đá quốc gia nam, nữ và có Olympic cũng từng chọn nơi đây làm sân nhà dành cho các trận đấu quốc tế.

Vào năm 2003, sân Thiên Trường là một trong số nhiều địa điểm được lựa chọn để tham gia tổ chức đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003. Khán giả thường đến sân vận động để xem CLB Thép Xanh Nam Định thi đấu rất đông, chính vì thế nên sân vận động này còn được ưu ái đặt biệt danh là “chảo lửa Thiên Trường”.

Sân vận động Thiên Trường được mệnh danh là “Nhà hát của những giấc mơ”

Sân Thiên Trường được các giới chuyên môn đánh giá khá cao về cả chất lượng của công trình và vẻ đẹp mỹ thuật của nó, chỉ xếp sau sân vận động quốc gia Mỹ Đình. Thậm chí, mặt sân cỏ có thời kỳ còn được đánh giá tốt hơn cả sân vận động Mỹ Đình do được chăm sóc, bảo dưỡng tốt.

Sở dĩ sân Thiên Trường được mệnh danh là “Nhà hát của những giấc mơ” là vì sự cuồng nhiệt trên các khán đài của sân mỗi khi diễn ra trận đấu.

Sân vận động Thiên Trường được mệnh danh là “Nhà hát của những giấc mơ”
Sân vận động Thiên Trường được mệnh danh là “Nhà hát của những giấc mơ”

Bên cạnh đó, đây còn là nơi diễn ra các sự kiện bóng đá và thể thao lớn nhỏ. Đây là nơi được lựa chọn để tổ chức Sea Games 22 vào năm 2003. Vào ngày 31 tháng 3 năm 2004, sân Thiên Trường là nơi diễn ra trận đấu giữa Việt Nam và Liban với tỉ số 0-2.

Ngày 12 đến ngày 16 tháng 8 năm 2006 diễn ra giải vô địch bóng đá U17 Đông Nam Á 2006. Kế tiếp vào năm 2010, ngày 8 tháng 12, đây cũng là nơi tổ chức giải bóng đá Đông Nam Á 2010.

Kết cấu công trình của sân Thiên Trường 

Sân Thiên Trường được một đội ngũ thiết kế khá đông đảo của Xí nghiệp TVTK kết cấu- Công ty và xưởng 1- Công ty TV ĐHXD. Ban đầu, công trình này được đưa ra với bản thiết kế mái vòm ở hai khán đài A và B.

Tuy nhiên, điều này lại được thay đổi về sau theo ý của chủ đầu tư. Chỉ có mái che cho khán đài A và bỏ đi phần mái che cho khán đài B, đồng thời khán đài A chuyển sang làm bằng kết cấu thép. Toàn bộ công trình này có tổng kinh phí đầu tư( kể cả kinh phí bổ sung) là con số lên khoảng 74 tỷ VN đồng.

Kết cấu công trình của sân Thiên Trường 
Kết cấu công trình của sân Thiên Trường

Kết cấu của công trình sân Thiên Trường được làm bằng khung bê tông cốt thép, đúc lại toàn khối nối với nhau bằng các hệ dầm giằng để kết hợp làm khán đài và bệ ngồi.

Phần CONSON của khán đài A và B có nhịp trong khoảng 7-8m, và trên đầu của conson là hệ mái thép. Móng của khán đài A và B dùng cọc ép với tiết diện 35×35 cm, có độ sâu khoảng tầm 60m. Có lẽ đây chính là công trình dùng cọc ép sâu nhất của Việt Nam. Khán đài C và khán đài D với tải trọng chân cột khá nhỏ nên chỉ dùng cọc ép tiết diện 20×20 cm với độ dài là 8 mét. Trên cọc ép của hai khán đài C và D chính là hệ móng băng giao nhau.

Sân Thiên Trường có tất cả là 20 cửa. Khán đài A và khán đài B có sức chứa là 7000 chỗ ngồi, còn hai khán đài C,D có sức chứa là 3000 chỗ. Trong đó, sân còn có tới 4 phòng cho các vận động viên và 4 phòng dành cho các HLV. Sân cũng đáp ứng đủ nhu cầu với 3 phòng y tế, có phòng dành cho khách V.I.P, khu giải khát… 

Và cỏ trên mặt sân cũng là loại cỏ thuần chủng, lá nhỏ và được nhập từ Thái Lan về Việt Nam. Loại cỏ này phù hợp với khí hậu nơi đây, đồng thời cũng dễ dàng chăm sóc và bảo dưỡng

Trên đây là những thông tin về sân Thiên Trường mà chúng tôi đã tổng hợp được. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi và hãy cùng đón chờ những thông tin sắp tới từ Bongda24 nhé!