Vậy Giải ngoại hạng Anh là gì? Giải bóng thường được biết đến với cái tên English Premier League, là hạng đấu cao nhất của các giải bóng đá dành cho các câu lạc bộ nam ở Anh. Mời bạn theo dõi bài viết cùng Bongda24 để tìm hiểu rõ thêm về giải đấu này nhé!
Xem thêm :
- Cú ăn ba – danh hiệu được coi là đỉnh cao của bóng đá thế giới
- Chân sút Huỳnh Như – cầu thủ nhỏ con nhưng “nặng ký”
- Cầu thủ Kylian Mbappe đầy tài năng, xuất sắc trên sân bóng.
Sự thành lập của giải ngoại hạng Anh
Sau thảm hại Heysel năm 1985, các sân vận động xuống cấp, cơ sở vật chất nghèo nàn và các câu lạc bộ Anh bị cấm thi đấu tại các giải Châu Âu trong 5 năm. Năm 1888, Football League First Division ra đời, là giải đấu cao nhất của nước Anh với số lượng khán giả, doanh thu chỉ đứng sau Serie A của Italia và La Liga của Tây Ban Nha.
Giải ngoại hạng Anh được thành lập vào 20/2/1992 với cái tên FA Premier League, sau quyết định của các đội bóng tham dự Football League First Division tách ra khỏi Football League.
Ngày 27/5/1992, Ngoại hạng Anh thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn tại văn phòng của Hiệp hội bóng đá Anh và trụ sở chính ở Lancaster Gate. Điều đó có nghĩa, Premier League sẽ chính thức tách ra hoạt động như 1 hạng đấu riêng. Giải đấu gồm 20 câu lạc bộ và sử dụng hệ thống thăng hạng, xuống hạng với EFL – English Football League.
Mùa giải đầu tiên đã diễn ra vào năm 1992-1993, với sự tham dự của 22 câu lạc bộ. Cầu thủ Brian Deane của Sheffield United là người đã ghi bàn thắng đầu tiên tại Premier League trong trận đấu gặp Manchester United.
Hình thức của giải ngoại hạng Anh
Giải đấu nào cũng vậy, đều sẽ có quy định và hình thức riêng để đảm bảo tính công bằng cho các đội bóng tham dự. Giải ngoại hạng Anh cũng không ngoại lệ, dưới đây là một số thể lệ của giải.
Tại giải đấu
Trong một mùa giải ngoại hạng Anh, có 20 câu lạc bộ tham gia, mỗi đội sẽ có 2 lần đấu với các đối thủ khác, 1 trận trên sân nhà và 1 trận trên sân khách, tổng cộng có 38 trận đấu. Khi có trận thắng các đội sẽ được tính 3 điểm, trận hoà được tính 1 điểm còn nếu thua sẽ không tính điểm.
Xếp hạng của các đội sẽ xét theo số điểm giành được và số bàn thắng ghi được. Nếu xếp hạng của các đội quyết định tới chức vô địch thì sẽ diễn ra việc xuống hạng hoặc tham dự 1 giải đấu khác. Đã từng có đề xuất thêm vòng 39 vào năm 2008, nhưng sau đó đã bị huỷ bỏ.
Tư cách để tham gia các giải đấu Châu Âu
Mùa giải 2009-2010, có 4 đội của Premier League được quyền UEFA Champions League, trong đó có 3 đội dẫn đầu đã lọt trực tiếp vào vòng bảng. Đội xếp thứ 5 của giải ngoại hạng Anh sẽ được tham gia trực tiếp vào UEFA Europa League, đội thứ 6 và thứ 7 có được tham dự hay không sẽ phụ thuộc vào đội vô địch FA Cup và League Cup. Sau khi xảy ra một ngoại lệ vào năm 2005, UEFA đã ra quy định đội đương kim vô địch sẽ được quyền tham dự Champions League bất chấp kết quả của họ như thế nào ở giải quốc nội.
Từ mùa giải 2015-2016, đội vô địch Europa League sẽ được tham dự Champions League với tối đa 5 suất. Năm 2007, giải ngoại hạng Anh đã đứng đầu bảng xếp hạng Các giải đấu Châu Âu, phá vỡ sự thống trị 8 năm của La Liga – giải vô địch quốc gia Tây Ban Nha.
Trong mùa giải từ 1992-93 đến 2015-2016, các câu lạc bộ Premier League đã 4 lần giành chức vô địch UEFA Champions League và 1 lần giành FIFA Club World Cup.
Các cầu thủ tham gia giải ngoại hạng Anh
Trong mùa giải ngoại hạng Anh đầu tiên năm 1992-93, chỉ có 11 cầu thủ đến từ bên ngoài Vương quốc Anh hoặc Ireland ra sân trong vòng đấu mở màn. Năm 1999, Chelsea là đội bóng đầu tiên tại Premier League ra sân với toàn cầu thủ nước ngoài và Arsenal cũng là đội bóng đăng ký cho 1 trận đấu với 16 cầu thủ nước ngoài.
Đến năm 2009, các cầu thủ tham dự Premier League dưới 40% là người Anh. Năm 1999, cục xuất nhập cảnh Vương quốc Anh đã thắt chặt quy định cấp giấy phép cho các cầu thủ đến từ ngoài Liên minh Châu Âu vì lo ngại các câu lạc bộ sử dụng các cầu thủ nước ngoài mà bỏ qua các cầu thủ trẻ Anh.
Khi thị trường chuyển nhượng Hiệp hội bóng đá mở cửa, các cầu thủ mới được chuyển nhượng. Tới mùa giải 2010-11, giải ngoại hạng Anh đã đưa ra luật mới đó là mỗi câu lạc bộ chỉ được đăng ký tối đa 25 cầu thủ trên 21 tuổi.
Chiếc giày vàng sẽ là giải thưởng trao cho cầu thủ ghi được nhiều bàn thắng nhất trong giải ngoại hạng Anh ở mỗi mùa bóng. Alan Shearer là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử Premier League với 260 bàn. Kể từ mùa giải đầu tiên vào năm 1992-93, đã có 14 cầu thủ đến từ 10 đội bóng khác nhau đã giành hoặc chia sẻ danh hiệu vua phá lưới Ngoại hạng Anh.
Những đội bóng thành công tại giải ngoại hạng anh
Mỗi trận cầu của giải giải ngoại hạng anh là những trận đối đầu giữa những câu lạc bộ được nhiều người hâm mộ quan tâm. Kết quả Ngoại hạng Anh là những gì mà người hâm mộ quan tâm nhất khi theo dõi giải đấu. Lịch sử ghi nhận nhiều đội với tới chức vô địch của giải đấu, các đội này được chia làm hai nhóm sau đây.
“Top Four” vào thập niên 2000
“Top Four” là từ dùng để chỉ đến 4 đội bóng Arsenal, Chelsea, Liverpool và Manchester United. Từ 2002 tới 2009, 4 đội bóng này gần như thống trị các vị trí đứng đầu của giải ngoại hạng anh . Đây cũng là những đội bóng giành vé chơi tại UEFA Champions League. Trong 6 mùa giải từ 2003–2004 tới 2008–2009 thì 4 đội bóng này giữ vị trí đầu tiên trong 5 mùa giải. Riêng Arsenal đã giành chức vô địch mùa 2003–2004 mà không thua 1 trận nào.
Có 4 đội bóng từ giải ngoại hạng anh giành vé vớt tham dự UEFA Champions League khi xếp thứ 4 trong 4 đội có thành tích tốt nhất. Lần lượt là Leeds United ở mùa giải 1999–2000, Newcastle United (2001–2002 và 2002–2003), Everton (2004–2005) và Tottenham Hotspur ở mùa giải 2009–2010). Xếp hạng Ngoại hạng Anh của 4 đội bóng này vẫn luôn thu hút được sự chú ý của cổ động viên.
Tại cúp bóng đá liên đoàn châu Âu, giai đoạn 2005-2012, có 7 trong tổng số 8 trận chung kết có sự tham gia cua các đội bóng “Big Four”. Các đội bóng này gồm Liverpool, Manchester United, Chelsea, Arsenal. Arsenal là đội bóng duy nhất trong “Big Four” chưa giành được chức vô địch châu âu nào trong lịch sử.
Ở các giải đấu thấp hơn cúp liên đoàn châu Âu khác (UEFA Cup và Europa League sau này), “Top Four” cũng đã có mặt trong các trận chung kết UEFA Cup (hay Europa League sau này). Đội đã đoạt cúp là Liverpool (2001).
Liên tiếp 5 mùa giải tiếp theo sau mùa bóng 2011–2012 của giải ngoại hạng anh, hai đội bóng Manchester United và Liverpool bị loại ra khỏi top bốn 3 lần. Chelsea bị loại khỏi top 4 ở mùa giải 2015–2016. Arsenal ra khỏi top 4 vào mùa bóng 2016–2017, kết thúc kỷ lục của họ với 20 lần liên tiếp kết thúc trong top bốn. BXH Ngoại hạng Anh chưa bao giờ thiếu tên những đội bóng hàng đầu.
“Top Four” trở thành “Top Six”
Từ sau năm 2009, Tottenham Hotspur và Manchester City trở thành những đội có thành tích của của mùa giải. Sự bổ sung của 2 đội bóng này khiến danh sách các đội có thành tích tốt nhất tại giải ngoại hạng anh thành số 6.
Tottenham gia nhập vào top này trong mùa giải 2009–2010 khi kết thúc giải đấu ở vị trí thứ tư, qua đó trở thành đội bóng đầu tiên lọt vào top bốn kể từ sau Everton năm 2005.
“Top 6” của giải ngoại hạng anh còn là những đội có sức mạnh tài chính tốt. Việc này khiến cho thị trường chuyển nhượng tại giải ngoại hạng anh nóng lên vào những thời điểm quan trọng. Các câu lạc bộ này cũng chú trọng xây dựng hình ảnh và phát triển doanh thu trên toàn cầu. Trên thực tế, người hâm mộ rất quan tâm đến bảng xếp hạng Ngoại hạng Anh.
Hoạt động thương mại liên quan đến giải ngoại hạng anh
Giải ngoại hạng anh anh là giải đấu bóng đá chiếm vị trí số 1 nếu tính về doanh thu.Thống kê cho thấy mùa bóng 2009–2010 doanh thu là 2.48 tỷ Euro. Mùa 2013–2014, Giải ngoại hạng anh đạt 78 triệu bảng Anh lợi nhuận ròng. Doanh thu giải đấu Ngoại hạng Anh hôm nay xoay quanh các hoạt động sau đây:
Hệ thống tài trợ từ cá nhân và doanh nghiệp.
Giải ngoại hạng anh áp dụng hình thức bán quyền tài trợ giải đấu cho các công ty Carling, Barclaycard, Barclays. Barclays là nhà tài trợ cho giải đấu từ 2001 tới 2016. Sau thời điểm này FA không nhận tài trợ từ các đơn vị khác. Giải nhắm tới một thương hiệu “sạch” cho giải đấu.
Bản quyền truyền hình
Giải ngoại hạng anh ra đời và hoạt động như một tập đoàn. Nó hoạt động độc lập với Liên đoàn bóng đá Anh. Giải có kênh phát sóng riêng là Sky, kênh này chủ yếu phát các trận đấu tại Vương quốc Anh và Ireland. Sau này các kênh như ESPN, Setanta Sports, BT Sport cũng tham gia phát sóng.
Tính từ 2013, giải ngoại hạng anh thu về 2.2 tỷ Euro một năm tiền bản quyền truyền hình trong nước và quốc tế. Từ khi có sự tham gia phát sóng của BT Sport, giá bản quyền truyền hình trong lãnh thổ Anh từ 1,5 tỷ đôla mỗi mùa lên 2,6 tỷ đôla trong giai đoạn 2016–2019. Trung bình mỗi trận đấu có giá 15 triệu đôla nếu phát sóng ở đất Anh.
Quy mô phát sóng của giải ngoại hạng anh là lớn nhất thế giới. Giải được phát sóng ở 212 vùng lãnh thổ. Có 643 triệu hộ gia đình và khoảng 4,7 tỷ người hâm mộ đón xem các trận đấu giải ngoại hạng anh.
Khán giả Việt Nam trước đây được xem miễn phí các trận đấu giải ngoại hạng anh trên trên truyền hình VTV3. Tuy nhiên sau này các đơn vị khác đã độc quyền phát sóng các trận đấu. Hiện nay, công ty truyền hình số vệ tinh VSTV hay được gọi là K+ là đơn vị độc quyền phát sóng tất cả các trận đấu bóng đá ngoại hạng anh các mùa giải.
Mặc dù phải trả phí, lượng khán giả đón xem giải ngoại hạng anh hàng năm không thay đổi mà còn tăng lên. Đây cũng là giải đấu chiếm vị trí quan trọng đối với người hâm mộ bóng đá Việt Nam. Thông tin về giải đấu xuất hiện ở mọi nơi từ trường học, công sở hay trong các gia đình. Lịch Ngoại hạng Anh luôn được cập nhật đầy đủ tại các kênh có trả phí.
Trên đây là một số điều cơ bản về Giải ngoại hạng Anh từ Bongda24. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, hy vọng nó sẽ cung cấp thêm được thông tin về thể thao cho bạn. Trang web cũng thường xuyên cập nhật lịch thi đấu Ngoại hạng Anh để giúp bạn không bỏ lỡ những trận cầu hấp dẫn.