Hơn 1 năm PUBG kiện Free Fire “đạo nhái”

PUBG -Free-Fire-4

Nhớ lại hơn 1 năm trước khi mới đầu năm 2022 cả cộng đồng game thủ xôn xao trước sự việc PUBG kiện Free Fire sau cả một thời gian đấu tố cho rằng “Lửa Chùa” đạo nhái mình. Đến nay, đã bẵng đi một thời gian vừa đủ lâu, cả cộng đồng game thủ vẫn đang đợi kết quả của vụ kiện này.

Nhìn lại toàn cảnh sự việc PUBG kiện Free Fire

Trước khi biết kết quả ai thắng vụ kiện “lùm xùm” này, hãy cùng chúng tôi một lần nữa nhìn lại toàn cảnh PUBG kiện Free Fire vào hồi tháng 1/2022.

Trước khi biết kết quả ai thắng vụ kiện "lùm xùm" này
Trước khi biết kết quả ai thắng vụ kiện “lùm xùm” này

“Cha đẻ” của PUBG kiện Free Fire vì đạo nhái

Ông Krafton – nhà phát triển tựa game PUBG đã đâm đơn kiện nhà phát hành game Free Fire – Garena vào cuối năm 2021, đầu năm 2022. Theo như nhà phát triển này cho rằng tựa game do Garena phát hành là Free Fire đã có hành vi sao chép, đạo nhái một cách trắng trợn tựa game PUBG: Battlegrounds mà họ đã phát hành.

Ngoài ra, ông Krafton còn chỉ ra những điểm đạo nhái cụ thể mà Free Fire cố gắng sao chép PUBG chính là cách bắt đầu vào game, cơ chế nhảy dù, cách viện trợ/tiếp tế bằng thả đồ, bố cục trò chơi, cách mà vũ khí cũng như áo giáp kết hợp với nhau,… Nhà phát triển Krafton cho rằng Garena đã kiếm hàng trăm triệu đô la từ việc biến Free Fire trở thành phiên bản PUBG 2.0.

Trước khi có động thái PUBG kiện Free Fire, ông Krafton đã có những cảnh cáo và yêu cầu Garena gỡ trò chơi này khỏi ứng dụng. Tuy nhiên đứng trước cáo buộc đạo nhái cũng như yêu cầu từ phía nhà phát hành của PUBG, Garena làm lơ và từ chối. Và thế là PUBG đã đâm đơn kiện Free Fire.

"Cha đẻ" của PUBG kiện Free Fire vì đạo nhái
“Cha đẻ” của PUBG kiện Free Fire vì đạo nhái

PUBG còn kiện cả Apple và Google

Sở dĩ hai ông lớn Apple và Google bị lôi vào trận chiến pháp lý giữa hai nhà phát hành game đình đám này là bởi về phía PUBG họ cho rằng Google và Apple đã gián tiếp cho Garena phân phối và thu lợi nhuận. 

Ngoài việc PUBG kiện Free Fire, kiện Apple và Google, nhà phát hành của tựa game này cũng lên án nền tảng Youtube vì vi phạm các bản quyền của trò chơi điện tử này. Có thể thấy, “giọt nước tràn ly” khiến PUBG kiện Free Fire vào năm ngoài chính là việc sự tăng trưởng từ lợi nhuận người chơi mang lại cho 2 tựa game na ná thể loại này quá chênh lệch.

Theo như một dữ liệu phân tích cho biết, trong năm 2021, nếu như Free Fire mang lại cho nhà phát hành 1,1 tỷ đô la Mỹ, đạt mức tăng trưởng hơn 48% so với cùng kỳ năm 2022. Thì PUBG chỉ có tăng hơn năm 2020 với con số khiêm tốn là 7% và doanh thu là 2,9 tỷ. Và nếu về lâu về dài thì việc Free Fire vượt qua PUBG Mobile là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

PUBG còn kiện cả Apple và Google
PUBG còn kiện cả Apple và Google

Xem thêm :

PUBG khó thắng kiện nhưng Free Fire lại bị cấm sóng hoàn toàn ở Ấn Độ

Tính đến thời điểm hiện tại, “lùm xùm” việc PUBG kiện Free Fire và lôi cả Apple, Google vào cuộc vẫn chưa có kết quả. Tuy nhiên rất nhiều thông tin cho rằng Free Fire trong thời gian sắp tới sẽ bị cấm ở một số khu vực.

Apple, Google không đứng về phía PUBG kiện Free Fire

Mặc kệ việc đấu đa qua lại giữa Krafton và Garena, thậm chí ngay cả khi PUBG kiện Free Fire và đâm đơn kiện yêu cầu Apple, Google gỡ ứng dụng trò chơi này xuống thì dường như hai ông lớn này không mấy quan tâm. Bằng chứng là hơn 1 năm trôi qua thì cả Apple và Google đều không đưa ra một thông báo chính thức về vấn đề trên.

Và dù cho tình hình hai bên căng thẳng như thế nào thì Free Fire vẫn còn nằm nguyên trên Appstore của cả Apple và Google, giúp hai ông lớn thu về hàng tá lợi nhuận. Qua sự việc này có thể thấy, hai ông lớn này không hoàn toàn đứng về PUBG khi nhà phát hành tựa game này kiện Free Fire.

Free Fire bị “xóa sổ” một cách khó hiểu tại Ấn Độ

Mặc dù PUBG khó thắng kiện, nhưng Free Fire vẫn không tránh khỏi những tổn thất. Tháng 8/2022, chính phủ Ấn Độ đã ra lệnh cấm đối với 54 ứng dụng đến từ Trung Quốc trong đó có Free Fire. Điều này có nghĩa Free Fire sẽ bị xóa sổ trên Google Play và Apple App Store tại Ấn Độ. Người chơi tại Ấn Độ sẽ không thể chơi trò này được nữa.

Lý do khiến Ấn Độ cấm người dân tải ứng dụng và chơi Free Fire theo như thông báo quốc gia này đưa ra dường như không mấy liên quan đến việc PUBG kiện Free Fire. Vấn đề mà khiến Free Fire bị cấm ở Ấn Độ chính là quốc gia này cho rằng cùng với 54 ứng dụng đến từ Trung Quốc được xác định là có nguy cơ xâm phạm đến an ninh quốc gia.

Free Fire bị “xóa sổ” một cách khó hiểu tại Ấn Độ
Free Fire bị “xóa sổ” một cách khó hiểu tại Ấn Độ

Kết luận

Vụ việc PUBG kiện Free Fire có lẽ sẽ còn kéo dài nhưng cả hai vẫn đang có những thiệt hại nhất định vì sự việc này. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật những diễn biến mới giữa PUBG và Free Fire trong bản tin mới nhất, nên đừng quên theo dõi để cập nhật tin tức mới nhất nhé.