Malaysia là một trong những đối thủ khá khó chịu của đội tuyển Việt Nam tại đấu trường châu lục. Vì vậy trong khuôn khổ bài viết này, hãy cùng Bongda24 khám phá về lịch sử của đội tuyển Malaysia.
Lịch sử đội tuyển Malaysia
Chúng ta hãy cùng nhìn lại lịch sử của đội tuyển Malaysia xem có gì đáng để chú ý nhé!
Những năm đầu của đội tuyển Malaysia (1963–1969)
Trước ngày 16 tháng 9 năm 1963, Bắc Borneo (nay là Sabah), Sarawak, Malaya và Singapore được đại diện bởi các đội tuyển quốc gia của họ. Điều này có trước khi đội tuyển Malaysia thành lập. Malaya và Singapore thường thi đấu trong các giải quốc tế như Merdeka. Trong khi đó Bắc Borneo và Sarawak thi đấu tại Borneo Cup.
Thành tích lớn nhất của Malaya trong môn bóng đá là trở thành huy chương đồng của Đại hội thể thao châu Á 1962 được tổ chức tại Jakarta , Indonesia. Họ đã đánh bại Nam Việt Nam với tỷ số 4–1.
Sau đó trận đấu đầu tiên của Malaysia diễn ra tại Sân vận động Merdeka vào ngày 8 tháng 8 năm 1963 với sức mạnh tổng hợp của Singapore và Malaya (mặc dù liên đoàn chỉ tồn tại sau ngày 16 tháng 9 năm 1963). Với lực lượng tổng hợp của Malaya và Singapore, đội bắt đầu bằng trận đấu với Nhật Bản và thua 3–4.
Đội tiếp tục sử dụng kết hợp các cầu thủ từ Singapore và Bán đảo Mã Lai cho đến khi thành lập đội tuyển Malaysia. Trong đó Hiệp hội bóng đá Malaya trở thành Hiệp hội bóng đá Malaysia (FAM). Ngược lại Hiệp hội bóng đá Singapore (FAS) cũng ra đời.
Giải đấu Olympic (1970–1980)
Năm 1971, James Wong của Sabah là cầu thủ đầu tiên đến từ Đông Malaysia đại diện cho đất nước. Đội tuyển Malaysia đủ điều kiện tham dự Thế vận hội 1972 tại Munich. Họ đánh bại Nhật Bản 3–0, Hàn Quốc 1–0, Đài Loan 3–0 và Philippines 5–0.
Mặc dù đánh bại Hoa Kỳ 3–0 nhưng họ đã để thua hai trận còn lại với tỷ số 0–3 trước Tây Đức và 0–6 trước Maroc. Qua đó Malaysia xếp thứ 10 trên bảng xếp hạng chung cuộc. Kể từ năm 1972, Mokhtar Dahari đã được coi là một cầu thủ bóng đá huyền thoại của đội tuyển Malaysia. Ông duy trì vị trí là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất châu Á.
Ông ấy đã ghi được tổng cộng 125 bàn thắng sau 167 lần ra sân cho Malaysia (bao gồm các trận đấu với các câu lạc bộ, các đội ‘B’ quốc gia và các đội tuyển chọn). Trước các đội hạng ‘A’ của các quốc gia khác, Dahari đã ghi 89 bàn sau 142 lần ra sân. Điều này khiến ông từng là cầu thủ ghi bàn hàng đầu thế giới cho các đội tuyển quốc gia nam.
Hai năm sau, Malaysia giành huy chương đồng thứ hai tại Đại hội Thể thao châu Á 1974 sau khi đánh bại CHDCND Triều Tiên 2–1. Họ tiếp tục vượt qua vòng loại AFC Asian Cup hai lần liên tiếp vào năm 1976 và 1980. Đội tuyển Malaysia cũng đã 4 lần vô địch Giải đấu Merdeka, 3 lần về nhì và 2 lần đạt vị trí thứ 3 trong thập niên 1970.
Họ cũng vượt qua vòng loại để tham dự Thế vận hội 1980 tại Moscow. Tại đó họ đánh bại Indonesia 6–1, Hàn Quốc 3–0, Brunei 3–1, Philippines 8–0 và hòa với Nhật Bản 1–1. Qua đó họ gặp Hàn Quốc ở trận play-off. Malaysia giành chiến thắng trong trận play-off với tỉ số 2-1. Thế nhưng sau đó họ đã tham gia tẩy chay các giải đấu do Hoa Kỳ tổ chức.
Xem thêm Wiki bóng đá:
- Xếp hạng top 3 HLV đội tuyển Brazil vĩ đại nhất trong lịch sử
- Thứ hạng của Hertha BSC ở Bundesliga 2022/23 là bao nhiêu?
Cúp bóng đá châu Á (1976-1980)
Đội tuyển Malaysia tham dự AFC Asian Cup lần đầu tiên năm 1976, gặp Kuwait và Trung Quốc ở bảng A. Trong giải đấu, Malaysia đứng cuối bảng. Họ thua 0–2 trước Kuwait trong trận mở màn nhưng đã cầm hòa Trung Quốc với tỷ số 1 –1 trong trận đấu thứ hai.
Malaysia tham dự Asian Cup lần thứ hai vào năm 1980. Họ được xếp vào Bảng B cùng với Hàn Quốc, Kuwait và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Họ đã cầm hòa được Hàn Quốc 1–1 trong trận đầu tiên. Thế nhưng Malaysia đã để thua 1–3 trước Kuwait trước khi giành chiến thắng 2–0 trước Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Những thông tin khác của đội tuyển Malaysia
Dưới đây là một số thông tin thú vị khác về Những chú hổ Mã Lai mà người hâm mộ nên biết đến.
Trang phục thi đấu
Từ những năm 1970 đến 2007, bộ quần áo thi đấu của Malaysia được sản xuất và tài trợ bởi Adidas. Kể từ năm 2007, trang phục thi đấu chính thức của đội tuyển Malaysia được sản xuất bởi Nike. Thiết kế trang phục thi đấu sân nhà có các sọc đen và vàng gợi nhớ lại những năm 1920. Đội tuyển quốc gia của những năm 1970 cũng có những sọc tương tự. Nó được liên tưởng đến các sọc của một con hổ.
Sân nhà
Sân nhà của Malaysia là Sân vận động Quốc gia Bukit Jalil. Sức chứa của sân vận động là 87.411chỗ ngồi. Qua đó khiến nó trở thành sân vận động bóng đá lớn thứ 9 trên thế giới.
Sân trước đây của Malaysia là Merdeka. Sau đó khu liên hợp thể thao Bukit Jalil được xây dựng. Malaysia cũng sử dụng các sân vận động khác cho các trận đấu của họ như Sân vận động Kuala Lumpur.
Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về đội tuyển Malaysia và một số thông tin khác. Nếu các bạn muốn đọc nhiều bài viết hấp dẫn khác, hãy luôn theo dõi Bongda24 nhé.